Bệnh giang mai là một trong những bệnh xã hội khá phổ biến, do xoắn khuẩn gây ra. Xoắn khuẩn Treponema pallidum ký sinh dưới niêm mạc da sau thời gian ủ bệnh sẽ gây bệnh thậm chí gây tử vong nếu không được điều trị bệnh kịp thời. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và tác hại của bệnh giang mai như thế nào sẽ được các chuyên gia phòng khám giải đáp dưới đây.
Bệnh giang mai là gì?
Các vi khuẩn gây bệnh giang mai có hình xoắn, có khả năng di động, sức đề kháng của các xoắn khuẩn giang mai rất kém nên ra khỏi cơ thể vi khuẩn nhanh chóng chết. Tuy nhiên nếu gặp điều kiện thuận lợi nó vẫn tồn tại trong một thời gian tương đối và lây truyền cho người khác.
Bệnh giang mai nếu không được phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời bởi diễn biến bệnh phức tạp, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Nguyên nhân gây ra bệnh giang mai
- Tiếp xúc trực tiếp với dịch mủ của người bệnh.
- Quan hệ tình dục không an toàn: Cũng giống hầu hết các bệnh xã hội khác, giang mai cũng lây nhiễm chủ yếu thông qua quan hệ tình dục không an toàn, các xoắn khuẩn thường ký sinh dưới niêm mạc da tại cơ quan sinh dục, khi bệnh nhân có quan hệ tình dục không an toàn các xoắn khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ quan sinh dục của bạn tình để gây bệnh.
+ Các xoắn khuẩn dễ lây nhiễm nếu hôn, quan hệ tình dục bằng miệng, hậu môn… với người mắc bệnh.
- Lây nhiễm qua đường truyền máu hay sử dụng chung kim tiêm: Do các xoắn khuẩn ký sinh trong máu không có biểu hiện ra bên ngoài nên khi truyền máu hay sử dụng chung kim tiêm có khả năng mắc bệnh nếu không kiểm tra kĩ khi cho và nhận máu.
- Mắc bệnh giang mai bẩm sinh: nếu mẹ mắc bệnh giang mai khi đang mang thai sẽ khiến bé mắc bệnh giang mai bẩm sinh nếu mẹ sinh thường, qua nhau thai.
- Dùng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh.
Triệu chứng của bệnh giang mai
Sau thời gian ủ bệnh từ 3 - 90 ngày sẽ có những triệu chứng bệnh giang mai cụ thể, giang mai phát triển qua 4 giai đoạn là: giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn tiềm ẩn(ủ bệnh), giai đoạn 3 với các triệu chứng khác nhau.
* Giai đoạn 1
- Các triệu chứng biểu hiện xuất hiện sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh với sự xuất hiện của các săng giang mai có màu đỏ hoặc hồng nhạt, mọc đối xứng nhau, cứng thường có hình tròn, ít gây đau đớn, không có mủ.
- Đối với nam giới: các săng giang mai thường xuất hiện ở bao quy đầu, quy đầu, phần thân dương vật, hay bìu và cả bên trong khoang miệng, môi, lưỡi.
- Đối với nữ giới: các triệu chứng xuất hiện khá lâu sau, các săng giang mai xuất hiện ở môi lớn, môi bé, hậu môn, âm đạo, cổ tử cung, lưỡi miệng,..
- Sau khoảng 3-6 tuần biểu hiện các săng giang mai tự biến mất mà không cần dùng thuốc gì để điều trị, nhiều người lầm bệnh đã khỏi nhưng thực chất chúng chuyển sang giai đoạn khác.
*Giai đoạn 2
- Sau khi giai đoạn đoạn 1 kết thúc khoảng 4- 10 tuần giang mai chuyển sang giai đoạn 2, các nốt ban nổi lên ở trán, lòng bàn tay, bàn chân, mạn sườn, không gây ngứa, đau.
- Một số ban nổi dày, phỏng nước, khi bị loét các nước dịch vỡ ra gây viêm trên bề mặt da.
- Cơ thể thường mệt mỏi, sốt cao, chán ăn, đau họng, hạch mọc hai bên.. các biểu hiện này thường biến mất sau 3-6 tuần.
* Giai đoạn tiềm ẩn(ủ bệnh)
Đây là giai đoạn ủ bệnh, không có biểu hiện cụ thể, ngoại trừ khoảng thời gian dưới 1 năm một số biểu hiện của giai đoạn 2 tái phát lại.
*Giai đoạn 3
- Được tính từ sau 2 năm kể từ ngày mắc bệnh với 3 hình thức cơ bản đó là:
+ Củ giang mai có hình cầu, có màu đỏ như mận hơi ngả sang màu tím, có kích thước như hạt ngô. Thường xuất hiện ở da, niêm mạc, khớp… nhưng không đau, các củ giang mai tự loét để lại vết sẹo.
+ Giang mai thần kinh: ảnh hưởng tới hệ thần kinh vào não bộ, gây viêm màng não, tổn thương thoái hóa não, gây rối loạn ý thức bệnh nhân.
+ Giang mai tim mạch biến chứng gây phình động mạch.
Tác hại của bệnh giang mai
- Nếu không được xét nghiệm giang mai để phát hiện và điều trị kịp thời gây nguy hiểm tới tính mạng, thậm chí gây tử vong.
- Gây tổn hại và phá hoại các cơ quan trong cơ thể:
+ Ảnh hưởng tới hệ thống mạch máu gây tắc nghẽn động mạch, u động mạch chủ, viêm động mạch chủ..
+ Phá hủy hệ xương khớp nhất là đốt sống lưng, khớp đầu gối và mắt cá chân nặng gây viêm khớp, gây tàn tật.
+ Đồng tử của mắt bị hẹp không thể phát triển bình thường, không thể nhận biết được ánh sáng.
+ Tổn thương nội tạng nhất là dạ dày với những cơn đau đột ngột, đau bụng đi ngoài, đi tiểu khó khăn, nuốt nước bọt hay ăn đều đau.
- Biến chứng nguy hiểm do xoắn khuẩn tấn công mạnh vào hệ thần kinh ăn sâu vào não và tủy sống.
+ Tổn thương màng não, suy nhược thần kinh, rối loạn tâm lý, đột quỵ, phình động mạch chủ, hoặc hẹp động mạch vành..
- Lây nhiễm cho người thân: thông qua sử dụng các đồ vật chung với người bệnh, ôm, hôn hay quan hệ tình dục, gây mắc bệnh bẩm sinh nếu mẹ mắc bệnh trong thời gian mang thai.
- Để lại các biến chứng khác như mắc bệnh sùi mào gà, viêm nhiễm phụ- nam khoa, các nốt ban khi loét ra để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.
Cách phòng tránh bệnh giang mai
- Quan hệ thủy chung một bạn tình và sử dụng biện pháp bảo vệ để tránh mắc các bệnh lây nhiễm.
- Kiêng quan hệ tình dục khi đang mắc bệnh để tránh lây nhiễm cho bạn tình, kết hợp điều trị cả 2 để tránh tái phát.
- Không sử dụng chung các đồ vật cá nhân, bơm kim tiêm,… để tránh tiếp xúc với dịch mủ.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 6 tháng/ năm để phát hiện và điều trị bệnh sớm.
Trên đây là những giải đáp của các chuyên gia phòng khám Thái Hà về bệnh giang mai là gì? nguyên nhân, triệu chứng và tác hại cho bạn đọc có những kiến thức cho bản thân. Mọi đóng góp và thắc mắc của bạn đọc xin vui lòng gửi về số 11 Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội theo số 0365.116.117 hoặc chát trực tuyến để được giải đáp cụ thể.
0コメント